Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, các tác phẩm của
chủ tịch Hồ Chí Minh có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là những tác phẩm mở
đầu, đặt nền móng cho các sáng tác văn chương cách mạng.
Bên cạnh thể loại truyện, ký, thơ…có thể trong chúng
ta ít ai biết rằng, chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một nhà ngụ ngôn tài ba trác
tuyệt, đúng với tên gọi của chuyên luận viết về phong cách văn học đầy thú vị của
Người: “Hồ Chí Minh – Nhà ngụ ngôn kiệt
xuất”.
Ảnh: Kim Phượng
Sách do tác giả Nguyễn Thanh Tú biên soạn, dày 268
trang, khổ 13,5 x 20,5 cm, được Nhà xuất bản Văn học ấn hành vào năm 2019. Bìa
sách có gam màu vàng chủ đạo, điểm xuyết hoa sen giống như cốt cách của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
Nói về phong cách ngụ ngôn của Bác, tác giả đã có sự nhận
diện và hệ thống hoá qua 5 chương trong cuốn sách:
-
Chương I. Ngụ ngôn thức tỉnh nô lệ
-
Chương II. Ngụ ngôn về đường lối cách mạng
-
Chương III. Ngụ ngôn đối ngoại
-
Chương IV. Ngụ ngôn về xây dựng Đảng và xây dựng chủ
nghĩa xã hội
-
Chương V. Ngụ ngôn giáo dục – Những bài học tinh tế.
Bằng phương tiện ngụ ngôn, những vấn đề trừu tượng và
khó hiểu của chính trị đã được Bác diễn đạt vô cùng gần gũi, dễ hiểu, xen lẫn sự
ý nhị, sâu cay nhưng vẫn pha màu sắc hóm hỉnh. Về điều này, tác giả Nguyễn
Thanh Tú đã đưa ra dẫn chứng cụ thể trong lập luận của mình như sau:
Về quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong việc
xây dựng chủ nghĩa xã hội, Bác Hồ cũng diễn đạt qua một ngụ ngôn: “Trong Đảng
và Nhà nước ta có sự phân công chặt chẽ như các bộ phận trong chiếc đồng hồ:
cái kim, cây kim, dây cót khác nhau nhưng hợp tác chặt chẽ với nhau. Thiếu một
bộ phận nào cũng không được…”
Hay bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” là một ngụ ngôn hoàn
chỉnh về bài học giáo dục nhân cách của Bác:
“Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi,
trắng tựa bông;
Sống ở trên đời
người cũng vậy,
Gian nan rèn
luyện mới thành công.”
Không chỉ đối với con người mà đối với những vật vô
tri, Người cũng dành tình cảm thân thiết. Một cái răng rụng thôi nhưng đối với
Bác cũng có linh hồn như con người vậy:
“Cứng rắn như anh chẳng kém ai,
Chẳng như lão
lưỡi dẻo và dài;
Ngọt bùi cay đắng
từng chia sẻ,
Nay kẻ chân
mây, kẻ cuối trời”.
Nếu bạn đọc muốn biết ngụ ngôn là gì? Ngụ ngôn Hồ Chí
Minh trí tuệ và mang đậm tính nhân văn như thế nào trong các nội dung viết về sự
phê phán tâm lý, thân phận nô lệ, tay sai, mời bạn đọc lật giở từ trang 19 đến
trang 39 của cuốn sách. Để hiểu được bài học đoàn kết, đường lối kháng chiến, đối
ngoại vì lợi ích dân tộc được thể hiện thông qua thủ pháp ngụ ngôn Hồ Chí Minh
độc đáo ra sao, mời bạn đọc tìm đến trang 109 đến trang 146. Ngoài ra, vẫn bằng
lối viết ngụ ngôn ngắn gọn, súc tích, rất nhiều vấn đề khác về xây dựng Đảng,
rèn luyện tư cách Đảng viên, lên án tố cáo chủ nghĩa đế quốc xâm lược và chế giễu
bè lũ tay sai bán nước…cũng được Bác thể hiện trong ngụ ngôn của mình hết sức đặc
sắc. Từng chương, từng chương trong cuốn sách sẽ dẫn dắt bạn đọc đi từ bất ngờ
này đến bất ngờ khác trong hành trình tìm hiểu đặc điểm ngụ ngôn Hồ Chí Minh –
Thứ vũ khí cách mạng sắc bén mà Bác đã vận dụng vô cùng sáng tạo và thâm thuý
xuyên suốt cuộc đời chính trị của mình.
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
(19/5/1890 – 19/5/2024) với niềm tự hào và kính yêu vô hạn, chúng ta thành kính
tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân tộc Việt Nam, Danh
nhân văn hoá thế giới. Nhằm giới thiệu rộng rãi đến quý độc giả hiểu thêm một
khía cạnh khác trong phong cách văn học Hồ Chí Minh, Thư viện thành phố Tam Kỳ
trân trọng giới thiệu cuốn sách “Hồ Chí
Minh – Nhà ngụ ngôn kiệt xuất” đến quý bạn đọc gần xa.
Ấn phẩm này hiện đang trưng bày và phục vụ tại kho
sách người lớn – Cơ sở Thư viện số cộng đồng thành phố Tam Kỳ (Địa chỉ: Quảng
trường 24/3, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Kính mời quý độc giả dành thời
gian tìm đọc với chỉ số xếp giá: 335.434
6/NG-T.
Dưới đây là thông tin thư mục của ấn phẩm:
Hồ Chí Minh nhà ngụ ngôn kiệt xuất: Chuyên luận /Nguyễn Thanh Tú.- Hà Nội: Văn học, 2019